Nhân dịp tết tập trung đông đủ đại gia d9nh2 mình làm vài tấm kỹ niệm.
Trong các ảnh thì Duy782006 đóng vai trò chú các bạn ko nhầm với ông nhé :-)
Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011
Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011
Bánh tráng xông khói.
Hình ảnh lụm từ net chỉnh màu bởi duy782006 mang tính minh họa không phải ảnh của chủ chòm
Hôm 28 âm lịch đi TP Quảng Ngãi đón anh hai từ SG về tranh thủ ghé quán quen làm tô cháo lòng. Được thưởng thức 1 cái bánh tráng nướng khét mù mùi khói hầu hết mọi người than phiền vụ này nhưng mình thì không vì mình hiểu cái bánh tráng khét mù này là cố gắng trong mùa mưa dầm dề chứ chả ai muốn làm ra cái sản phẩm như thế, chủ yếu là mình cũng đã trải qua 1 đoạn thơ ấu tham gia vào việc làm bánh tráng này.
-Lúc đó nhà mình sống gần bờ sông trong căn nhà nhỏ tí lợp tôn dựng trên khoảnh đất được người bà con cho ở ké. Nhà ngoại gần đó và ngoại lúc này đã có tuổi không lái xe lam nửa mà về dựng lò làm bánh tráng, nhà ngoại to lại có gác nên mình thường xách vở qua leo lên gác: học thì ít mà hay lon ton phụ ngoại trong khâu phơi bánh (trên mái nhà).
-Mình nhớ khi đó các vỉ phơi được đan bằng tre chứ ko phải bằng lưới như bây giờ. Khâu chọn, ngâm gạo xay bột, tráng bánh thì mình xin phép bỏ qua vì không hiểu lắm nhưng cái vỉ thì mình có hiểu. Nếu để nguyên vỉ tre thế mà trải bánh tráng lên phơi thì khi khô bánh và vỉ rất chi là đoàn kết một cái bánh khi gở ra cho được thì kết quả là rất nhiều bánh mổi tội nhìn nó giống i như cái ......... bánh tráng bể :-) và tất nhiên bán chẳng ai mua. Thế nên có cái quét lên vỉ để tạo cái tách liên kết kia ra cho dể gở và theo kết quả truyền đời của dân gian thì cái này là nước vo gạo, không phải vo ra rồi lấy quét liền mà được nha, đựng trong hủ sành khoảng 2 ngày cho nó lên men chua lè lên thì mới đem quét lên vỉ để cho khô thì sẽ có 1 lớp phấn mỏng tên vỉ là đạt.
-Nói nghe đơn giản thế nhưng mà quét quá tay thì lớp phấn này nhiều quá thì bánh vừa héo có xu hướng thun lại và nó trượt trên vỉ co lại dày lên và bé tí như cái bánh xèo cũng hông ai thèm mua nên cái khâu quét này phải dựa vào mắt kinh nghiệm chứ hông có định lượng chi hết. Mổi lần ngoại làm đoạn này vì nó chua lè nên mình hông có dòm thành ra thất truyền kinh nghiệm này (cho mình).
-Thuận lợi thì trời nắng đẹp đẹp phơi xong gở bánh khỏi vỉ và bỏ mối cho người ta. Gặp khi mưa kéo dài bánh dự trữ hết ko có bỏ mối thì phải làm mọi cách nào than nào lửa để hơ bánh cho khô nhưng giá thành ko đc tăng (giữ mối mà) nên cái đoạn hơ này tận dụng tất tật các thứ đốt được thường là củi (than mắc chịu hông nổi) mùa mưa thì củi cũng ẩm nên sản phẩm thường khét mù khói là vì vậy.
-Hôm đó thèn khó tính là mình ko hề phàn nàn lấy 1 tiếng mà lại còn có cảm giác rưng rưng nhớ đến ngoại nay đã mất cả (ông bà).
-Lúc đó nhà mình sống gần bờ sông trong căn nhà nhỏ tí lợp tôn dựng trên khoảnh đất được người bà con cho ở ké. Nhà ngoại gần đó và ngoại lúc này đã có tuổi không lái xe lam nửa mà về dựng lò làm bánh tráng, nhà ngoại to lại có gác nên mình thường xách vở qua leo lên gác: học thì ít mà hay lon ton phụ ngoại trong khâu phơi bánh (trên mái nhà).
-Mình nhớ khi đó các vỉ phơi được đan bằng tre chứ ko phải bằng lưới như bây giờ. Khâu chọn, ngâm gạo xay bột, tráng bánh thì mình xin phép bỏ qua vì không hiểu lắm nhưng cái vỉ thì mình có hiểu. Nếu để nguyên vỉ tre thế mà trải bánh tráng lên phơi thì khi khô bánh và vỉ rất chi là đoàn kết một cái bánh khi gở ra cho được thì kết quả là rất nhiều bánh mổi tội nhìn nó giống i như cái ......... bánh tráng bể :-) và tất nhiên bán chẳng ai mua. Thế nên có cái quét lên vỉ để tạo cái tách liên kết kia ra cho dể gở và theo kết quả truyền đời của dân gian thì cái này là nước vo gạo, không phải vo ra rồi lấy quét liền mà được nha, đựng trong hủ sành khoảng 2 ngày cho nó lên men chua lè lên thì mới đem quét lên vỉ để cho khô thì sẽ có 1 lớp phấn mỏng tên vỉ là đạt.
-Nói nghe đơn giản thế nhưng mà quét quá tay thì lớp phấn này nhiều quá thì bánh vừa héo có xu hướng thun lại và nó trượt trên vỉ co lại dày lên và bé tí như cái bánh xèo cũng hông ai thèm mua nên cái khâu quét này phải dựa vào mắt kinh nghiệm chứ hông có định lượng chi hết. Mổi lần ngoại làm đoạn này vì nó chua lè nên mình hông có dòm thành ra thất truyền kinh nghiệm này (cho mình).
-Thuận lợi thì trời nắng đẹp đẹp phơi xong gở bánh khỏi vỉ và bỏ mối cho người ta. Gặp khi mưa kéo dài bánh dự trữ hết ko có bỏ mối thì phải làm mọi cách nào than nào lửa để hơ bánh cho khô nhưng giá thành ko đc tăng (giữ mối mà) nên cái đoạn hơ này tận dụng tất tật các thứ đốt được thường là củi (than mắc chịu hông nổi) mùa mưa thì củi cũng ẩm nên sản phẩm thường khét mù khói là vì vậy.
-Hôm đó thèn khó tính là mình ko hề phàn nàn lấy 1 tiếng mà lại còn có cảm giác rưng rưng nhớ đến ngoại nay đã mất cả (ông bà).
Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011
Khai phím đầu năm.
Hình ảnh lụm từ net chỉnh màu bởi duy782006 mang tính minh họa.
Thường mọi người khai bút đầu năm, còn mình khai phím đầu năm.
-Khi mình học lớp 1 bắt đầu tập viết (không như bây giờ con nít tập viết từ mẫu giáo) thì còn sống ở thời viết bút lá tre mà thời đó đúng là cái ngòi bút i như cái lá tre bị xẻ 1 rãnh ở giữa là xong, cứ chấm 1 phát thì viết được 1 chử đã hết mực lại chấm nên lúc đó đi học mổi đứa cầm theo bình mực và kết quả khi về bình mực thường vơi đi kha khá nhưng được cái nó không mất đi đâu cả mà nó ngự trên quần áo tay chân của các ông tướng cả.
-Lan man qua chuyện mực tí ha: Mực lúc đó ai khá khá thì mua mực pha sẳn đựng trong bình về chỉ việc chấm và viết nhưng cái thời thiếu thốn thì chủ yếu kím cái chai không (miệng chai phải to để đút lọt cây bút vào ko thì pha xong có mà uống cho hết) có chai rồi thì mua mực khô (không phải khô mực nướng en đâu ha) mực này nó trông giống viên than đá đập vụn í đem về ngâm với nước thì được mực viết nhưng cặn kinh khủng thường xuyên tắc ngòi và thỉnh thoảng xòa ra phát tèm lem cả vở, anh nào siêng (như mình) thì ngâm xong lấy vải lọc cho đở cặn.
-Bàn học sinh lúc ấy có khoét 1 lổ tròn và 1 lổ dài thì cái lổ tròn í là chổ để bình mực vào. Tất nhiên ko phải ai cũng chịu khó lo khoảng mực như mình nên lên lớp hết thì thì các ông tướng chuyển qua chấm trộm trong giờ học và đổ trộm trong giờ ra chơi. Lúc đó thiếu thốn quần áo vải cũng ko ra gì nên cảm giác lạnh lúc đó kinh khủng hơn bây giờ nhiều lại ko có nước nóng mà tắm nên nhiều khi các cô (giáo í) lấy mực quẹt lên cổ các ông làm biếng để các ông về bắt buộc phải tắm cho sạch vết mực nên mực còn có tác dụng mới là bắt tắm cưỡng bức :-).
-Quay lại cây viết: Sau một thời gian thì cây viết lá tre cải tiến 1 chút là thiết kế thêm 1 cái lá tre nhỏ hơn úp ngược vào lá tre lớn tạo thành bọc chứa mực từ đó chấm 1 phát thì viết được 1 hàng và thỉnh thoảng lại xòa cho phát hoành tráng hơi lá cũ nhiều (bị nhiều mực hơn mà). Rồi lên bút máy lúc này có phần chứa mực trong cây viết lun thiệt hiện đại hết sức từ đó hành trang đi học bớt đc bình mực. Lúc này ai đi học quên bơm mực thì xin đứa bên cạnh nhỏ cho mấy giọt. Chứ ko trộm đc nửa.
-Lúc xưa thì viết bằng bút nên đầu năm khai bút, chử của mình thì hoài cổ thường xuyên ngả ngửa nay cứu cánh xuất hiện toàn làm bằng còm píu tờ cả viết cả vẽ cái chi cũng phím với cả chuột nên nay mùng 1 mình làm phát khai phím cho hắn hên cả năm. Chúc bà con năm mới phát tài. Ưng gì được nấy!
Thường mọi người khai bút đầu năm, còn mình khai phím đầu năm.
-Khi mình học lớp 1 bắt đầu tập viết (không như bây giờ con nít tập viết từ mẫu giáo) thì còn sống ở thời viết bút lá tre mà thời đó đúng là cái ngòi bút i như cái lá tre bị xẻ 1 rãnh ở giữa là xong, cứ chấm 1 phát thì viết được 1 chử đã hết mực lại chấm nên lúc đó đi học mổi đứa cầm theo bình mực và kết quả khi về bình mực thường vơi đi kha khá nhưng được cái nó không mất đi đâu cả mà nó ngự trên quần áo tay chân của các ông tướng cả.
-Lan man qua chuyện mực tí ha: Mực lúc đó ai khá khá thì mua mực pha sẳn đựng trong bình về chỉ việc chấm và viết nhưng cái thời thiếu thốn thì chủ yếu kím cái chai không (miệng chai phải to để đút lọt cây bút vào ko thì pha xong có mà uống cho hết) có chai rồi thì mua mực khô (không phải khô mực nướng en đâu ha) mực này nó trông giống viên than đá đập vụn í đem về ngâm với nước thì được mực viết nhưng cặn kinh khủng thường xuyên tắc ngòi và thỉnh thoảng xòa ra phát tèm lem cả vở, anh nào siêng (như mình) thì ngâm xong lấy vải lọc cho đở cặn.
-Bàn học sinh lúc ấy có khoét 1 lổ tròn và 1 lổ dài thì cái lổ tròn í là chổ để bình mực vào. Tất nhiên ko phải ai cũng chịu khó lo khoảng mực như mình nên lên lớp hết thì thì các ông tướng chuyển qua chấm trộm trong giờ học và đổ trộm trong giờ ra chơi. Lúc đó thiếu thốn quần áo vải cũng ko ra gì nên cảm giác lạnh lúc đó kinh khủng hơn bây giờ nhiều lại ko có nước nóng mà tắm nên nhiều khi các cô (giáo í) lấy mực quẹt lên cổ các ông làm biếng để các ông về bắt buộc phải tắm cho sạch vết mực nên mực còn có tác dụng mới là bắt tắm cưỡng bức :-).
-Quay lại cây viết: Sau một thời gian thì cây viết lá tre cải tiến 1 chút là thiết kế thêm 1 cái lá tre nhỏ hơn úp ngược vào lá tre lớn tạo thành bọc chứa mực từ đó chấm 1 phát thì viết được 1 hàng và thỉnh thoảng lại xòa cho phát hoành tráng hơi lá cũ nhiều (bị nhiều mực hơn mà). Rồi lên bút máy lúc này có phần chứa mực trong cây viết lun thiệt hiện đại hết sức từ đó hành trang đi học bớt đc bình mực. Lúc này ai đi học quên bơm mực thì xin đứa bên cạnh nhỏ cho mấy giọt. Chứ ko trộm đc nửa.
-Lúc xưa thì viết bằng bút nên đầu năm khai bút, chử của mình thì hoài cổ thường xuyên ngả ngửa nay cứu cánh xuất hiện toàn làm bằng còm píu tờ cả viết cả vẽ cái chi cũng phím với cả chuột nên nay mùng 1 mình làm phát khai phím cho hắn hên cả năm. Chúc bà con năm mới phát tài. Ưng gì được nấy!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)