Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

Bể tự hoại!

Bài viết này trên tạp chí kiến trúc nhà đẹp. Nhận thấy bài này hay nên ngồi gỏ lại để bà con cùng xem. Dưới đây là nguyên văn bài viết:
Tìm hiểu hầm phân tự hoại
Bài viết này của tác giả Trần Trọng Toản được đăng trên Tạp chí Xây Dựng Mới phát hành tại Sài Gòn những năm của thập niên 1960. tài liệu do kỹ sư Lê Ngọc Phượng lưu giữ và có nhã ý phổ biến.

Trong các hồ sơ xin giấy phép xây cất, chính quyền theo luật lệ vệ sinh, đã bắt buộc gia chủ nộp thêm kèm theo họa đồ kiến trúc, 1 họa đồ hầm tự hoại và khi cấp giấy phép xây cất, chính quyền còn buộc các gia chủ, khi xây gần xong hầm, phải mời nhà hữu trách tới kiểm định xem hầm có được thực hiện đúng cách hay không, mới cho đậy nắp và đưa vào sử dụng.
Thủ tục trên rất cần thiết, nhưng nhiều người cho rằng sự thận trong kia quá thừa, vì việc xây hầm phân chẳng có gì là khó khăn. Biết bao nhiêu nhà làm cầu tiêu chẳng có “tự hoại tự hiếc” gì mà có sao đâu? Có nhà chỉ đào 1 hố tròn, xuống mấy ống cống, trên đậy 1 tấm đan, cho thêm một ống thông hơi và đặt một bàn ngồi là xong. Có nhà giảm chỉ đào hố mà không xuống ống ngăn đất lở nửa mới tài!
Dần dà việc nộp họa đồ hầm tự hoại chỉ là tượng trưng để cho hợp lệ mà thôi.
Sự kiện trên cũng chỉ do nhiều người không biết rỏ sự tai hại của các kiểu cầu tiêu thất cách và sự ích lợi của cầu tiêu làm đúng kỹ thuật.
Khi có dịp đi vào xóm lao động đông dân cư, nơi đây người dân thường làm các cầu tiêu một cách cầu thả, các bạn sẽ có dịp ngửi thấy các mùi tanh hôi do các hầm phân bốc ra và nhất là sau các trận mưa lớn, nước mưa ngấm vào hầm ép hơi hôi thối làm xì lên trên, hay lúc nắng gắt, hơi trong hầm cũng bốc lên nhiều, làm ô uế không khí toàn vùng.
Ngoài ra các bạn còn thấy những giếng nước ăn chỉ đào cách xa hầm cầu tiêu độ mu7oi thước thì tránh sao khỏi những chất dơ bẩn và vi trúng của hầm cầu ngấm vào giếng.
Hầm làm không đúng kỹ thuật thường hay bị tắc hoặc đầy ứ mà hko6ng tiêu, sẽ gây bao nhiêu phiền lụy không những cho gia chủ (nào phải sửa, nào phải thông, nào phải thuê vệ sinh công hay vệ sinh tư bơm hút) mà còn làm khổ cho cả xóm khi mùi xú uế xông lên.
Chính vì sự phiền lụy kể trên và những ảnh hưởng có hại tới sức khỏe cộng đồng mà chính quyền buộc chủ nhà phải thực hiện đúng cách hầm phân tự hoại để:
Hầm không xông mùi hôi thối.
Nước ở hầm chảy ra sẽ không có vi trùng và theo lý thuyết thì nước đó cỏ thể uống được. Thật khó tin, nhưng thật sự như vậy.
Hầm sẽ dùng được lâu ngày, ít khi bị ứ nghẹt.
Vậy hầm tự hoại xây ra sao, và động tác trong hầm phân như thế nào?
Hầm tự hoại có 3 phần chính:
Bể chứa (Compartiment de chute)
Bể lóng (Compartiment de decantation)
Bể vi khuẩn (Lit bactérien)

A.BỂ CHỨA:
Bể này xây cũng như xây một bể nước, tường bằng gạch, bằng đá hoặc bê tông, phía trong tô hồ cho kín.
Đáy phải làm kỹ để khỏi lún, nếu đáy lún, bể sẽ bị nứt và chảy mất nước. Nhiều người cẩu thả cho rằng nếu bể lún, nước trong hầm ngấm ra cũng không sao cvi2 coi như cống ngầm vậy. Thật là rất lầm, vì nếu nước thấm ra ngoài thì phân sẽ đóng thành bón cứng và không tiêu được. Phân chứa trong bể phải được ngâm trong nước thì mới lên men và bị một loại vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ (matières organniques). Các chất đạm tố hữu cơ (azote organique) biến thành đạm tố (ammoniaque). Loại vi khuẩn này là vi khuẩn sợ không khí (anaérobie), tạm gọi tắt là vi khuẩn yếm khí, chỉ có thể sống ở nơi kín không có không khí. Nếu hầm có không khí vào nhiều thì những vi khuẩn này sẽ chết hết. Phân ở trong bể chứa một thời gian sẽ biến thành chất lỏng và một phần chất sắt hoặc khoáng chất, vi khuẩn không lên men được sẽ dần dần lắng xuống đáy bể.
Muốn đạt được sự biến thể hoàn toàn như trên, các vi khuẩn yếm khí pahi3 làm việc ít nhất 10 ngày (xem bảng chỉ dẩn sau).
Như ta đã biết muốn cho phân biến thể thì cần phải có nước. Nên trước khi sử dụng cần đổ vào bể chứa cho đầy nước để cho vi khuẩn yếm khí có thể làm việc dể dàng.
Khi phân biến thể thành chất lỏng và hơi, hơi đó cần được dẩn thoát ra ngoài. Vậy cần đặt một ống thoát hơi cho bể chứa, nhưng ống thoát hơi cần phải nhỏ, chỉ hơi thối trong hầm chứa thoát ra mà thôi ( ống đường kính độ 6cm – xem nhình). Không nên làm ống lớn vì nếu lớn không khí bên ngoài có thể vào trong hầm giết hại những vi khuẩn yếm khí (nếu không có ống thông hơi hầm có thể sẽ bị nổ như mìn).
Vì phân nổi trên mặt nước như một cái bè và được vi khuẩn yếm khí biến thể dần dần thành hơi và nước, vậy muốn cho vi khuẩn yếm khí hoạt động được dể dàng không bị xáo trộn thì ống chuyển phân ở trên bàn cầu phải cắm xuống dưới mặt nước trong bể chứa khoảng 30cm để khi xối nước ở cầu tiêu, sức chuyễn động của nước không làm trở ngại công việc của vi khuẩn yếm khí. Ngoài ra miệng ống dẩn phải có hình ống điếu (xem hình) để cho phân sau khi được dội xuống tỏa điều trong bể chứa. Không nên dùng ống miệng ngay, vì phân gom vào một chổ và còn có thể nổi lên bịt miệng ống làm tắc ống dẩn phân. Tuy nhiên ống dẩn phân không nên đặt sâu quá mặt nước 30cm vì nếu đặt sâu sẽ làm cho phân thoát ra bể khó khăn.
Sau khi phân biến thành chất lỏng, các vi trùng bệnh truyền nhiễm điều bị vi khuẩn yếm khi tiêu diệt. Bác sĩ Calmette nhận định rằng các loại vi trùng thương hàn và dịch tả không thể nào sống hơn 12 giờ trong hầm tự hoại.


B. BỂ LÓNG:
Bể lóng là một phần phụ của bể chứa có dung tích 1/2 đến 1/3 của bể chứa.
Bể chứa được thông qua bể lóng bằng những lỗ đặt lưng chừng vách ngăn. Tại sao lại đặt lỗ lưng chừng vách ngăn? Nếu đặt lỗ trên cao thì phân mới chưa biến chất sẽ chạy qua bể lóng, mà đặt dưới đáy thì lỗ thông sẽ bị bít bởi cặn phân. Phân biến chất thường ở lưng chứng bể, cho nên lỗ đặt cách đáy 40cm.
Khi nước thâu sang bể lóng có thể còn 1 phần phân chưa được biến chất hẳn, những chất phân đó sẽ được tiếp tục biến chất trong bể lóng do vi khuẩn yếm khí nên bể lóng cũng phải kín không được thông với không khí bên ngoài. Do đó nước trong bể lóng không được chảy tự do qua bể vi khuẩn mà phải chảy theo những ống khủy có một đầu nhúng xuống nước để không khí bên bể vi khuẩn không thông vào hầm lóng (xem hình vẽ). Tại bể lóng, các khoáng chất và chất sắt còn lại sẽ lắng dần xuống bể lóng.

C.BỂ VI KHUẨN.
Dung tích bể vi khuẩn ước chừng 1/3 của bể chứa cộng với bế lóng.
Trái với bể chứa và bể lóng không có không khí, bể vi khuẩn cần phải thoáng khí vì trong bể này cần 1 loại vi khuẩn háo khí (aérobie) để tiếp tục làm biến thể chất phân. Vì vậy cần phải có một ống thông hơi lớn từ bể này thông lên mái nhà, đường kính từ 20 cm đến 40 cm tùy theo bể to, nhỏ để đem không khí từ bên ngoài vào bể. Nước phân ở bể lóng tràn qua bể vi khuẩn phải chảy qua những máng xây có bờ thật ngang (xem hình) để nước tràn điều, chảy thành những chỉ nước nhỏ để khí trời dể hòa nhập vào nước.
Ngoài ra nước lại được chảy qua một lớp vật liệu rỗng để diện tích của nước tiếp xúc với không khí tăng lên, như vậy không khí xâm nhập dể dàng và giúp vi khuẩn háo khí ôxít hóa phân hủy thành những chất nitrite và mất mùi hôi thối. Sau khi chảy xuống đáy bể vi khuẩn thì nước phân thể gọi là sạch và uống được. (nói vậy chứ bạn đừng bao giờ thử nghen (cái này là của Duy viết thêm)).
Vì có tác dụng của không khí trong bể vi khuẩn và nhất là ở khoảng có vật liệu rổng nên bể vi khuẩn không bao giờ được ngập nước, nếu ngập nước thì bể vi khuẩn sẽ không có không khí và những sự biến thể cần thiết sẽ không thể thành tựu được. Vậy cho nên muốn xây hầm tự hoại cho đúng cách cần phải biết mực nước của ống thoát nước ngoài đường lộ cao thấp ra sao. Nếu mực nước của cống thoát nước ngoài đường lộ dâng quá cao, nước cống sẽ chảy vào bề tự hoại làm ngập bể vi khuẩn. Muốn khỏi ngập, phải nậng hầm tự hoại lên cao. (Nếu ta gặp hầm phân xây nổi này ở một vài nơi, ta có thể tưởng là bể nước ăn, nhưng thực sự đó là hầm tự hoại xây đúng cách). Tại Sài Gòn phần lớn đường lộ hơi thấp so với mực nước sông nên nhiều nhà xây hầm tự hoại đúng kiểu nhưng không làm việc đúng cách vì bể vi khuẩn thường bị ngập nước do cống ngoài đường dâng cao chảy vào.
Còn có những nơi đất quá thấp, nước dơ phải thoát trên mặt đất. Vì vấn đề kiến trúc, không thể nâng cao hầm phân tự hoại lên được, cho nên nhiều người đã dùng 1 loại hầm không đúng kỹ thuật là cho nước phân ở hầm lóng chạy sang đáy hầm vi khuẩn rồi nước chảy ngược lên trên qua các lớp gạch bể hay vật liệu rổng (poreux) sau đó mới chảy ra ga cống và chảy ra mương (xem hình). Như vậy vật liệu rỗng chỉ ngăn những phân chưa biến thể ở phía dười và chỉ có tác dụng như là một bể lọc mà thôi. Trong những bể chảy ngược như trên thì chỉ có vi khuẩn yếm khí làm việc trong bể chứa và bể lóng, còn vi khuần háo khí (aérobie) không làm việc được vì bể vi khuẩn thường xuyên ngập nước, cho nên nước phân chảy ra sẽ còn nhiều mùi hôi thối.

Sau đây là một vài số liệu về những kích thước của các hầm trong bể chứa phân tự hoại tùy theo số người sử dụng:

HẦM CHỨA, HẦM LÓNG:
-Độ 10 người sử dụng thì phải 250 lít/ người.
-Từ 11 đến 100 người thì phải 250 lít/ người. (Duy nghỉ tác giả có nhầm lẩn vì tiêu chuẩn giống nhau cho cả hai dòng nhưng cứ gỏ nguyên văn, ai sai nấy chịu).
-Từ 100 người trở lên thì phải 75 lít/ người.
HẦM VI KHUẨN:
-Độ 10 người sử dụng thì phải 250 lít/ người.
-Từ 11 đến 20 người thì phải 70 lít/ người.
-Từ 20 người trở lên thì phải 50 lít/ người.

Việc xây hầm tiêu như vậy thật phức tạp, tuy nhiên ta nên xây hầm cho đúng kỹ thuật để tránh cho gia đình và khu xóm những khó chịu và những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe mà thường ta không ngờ tới.
Ngoài việc xây đúng kiểu, đúng kỹ thuật ta còn phải biết giữ gìn hầm.
Như ta đã biết trong hầm phâm tự hoại có hai loại vi khuẩn, vi khuẩn háo khí và vi khuẩn yếm khí. Phân được biến thể là do sự làm việc của hai loại khi khuẩn có lợi nêu trên. Vì vậy ta đừng bao giờ đổ những chất sát trùng vào bồn cầu vì nếu các vi khuẩn nói trên bị tiêu diệt thì hầm phân sẽ không tiêu và ta sẽ phải phiền lụy không ít.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét